“Việt Nam là “ngôi sao đang lên” tại Đông Nam Á, xứng đáng được du khách ưu tiên lựa chọn cho chuyến hành trình sau giãn cách”, The Times của Anh nhận định và nhấn mạnh “khi những hạn chế phòng dịch được gỡ bỏ tại đất nước Đông Nam Á nổi tiếng này, đã đến lúc chúng ta phải đến đó một lần nữa”.
Hàng loạt tờ báo nổi tiếng của Anh, Đức, Mỹ, Canada… mới đây đồng loạt đăng tải các bài viết phân tích sức hấp dẫn của du lịch Việt Nam hậu đại địch.
Đất nước của nắng ấm và biển xanh
Stuttgarter Nachrichten của Đức đăng tải bài viết về các lý do vì sao phải đến Việt Nam du lịch. Theo tác giả, ngoài nền ẩm thực phong phú, nơi đây còn hấp dẫn bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp với những trải nghiệm tuyệt vời.
Tác giả điểm qua các địa danh nổi tiếng như vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, vườn quốc gia Núi Chúa, Đồng bằng sông Cửu Long, chợ nổi Cái Răng, phố cổ Hội An…, đồng thời nhấn mạnh “Việt Nam là đất nước đầy nắng và những bãi biển tuyệt đẹp”. Trong đó, phải kể đến Vịnh Hạ Long với những vách đá vôi và nước biển xanh như ngọc. “Nếu không muốn chỉ nằm dài một cách lười biếng, bạn có thể đi ca nô và khám phá vô số hang động ở di sản này”, tác giả nhấn mạnh.
“Việt Nam là đất nước đầy nắng và những bãi biển tuyệt đẹp”, theo Stuttgarter Nachrichten.
Việt Nam – một trong những điểm đến lý tưởng trong tháng 3 là nhận định của tạp chí du lịch Wanderlust (Anh). Theo tác giả, nhiệt độ ổn định với độ ẩm thấp dần cùng lượng mưa ít sẽ phù hợp cho những chuyến du ngoạn miền núi phía Bắc với các điểm đến như Sapa (Lào Cai), Mai Châu (Hòa Bình).
Thời báo The Times của Anh giữa tháng này đã đăng bài với tựa đề “Việt Nam sẽ lại tiếp tục thu hút du khách, nhờ nét lạ lùng nhưng thân thiện”. Tờ này nhấn mạnh “khi những hạn chế phòng dịch được gỡ bỏ tại đất nước Đông Nam Á nổi tiếng này, đã đến lúc chúng ta phải đến đó một lần nữa”.
Về chính sách mở cửa du lịch của chính phủ Việt Nam, trang Travel Off Path của Mỹ đánh giá đây là yếu tố quan trọng giúp nước ta trở thành điểm đến có thủ tục đơn giản nhất Đông Nam Á.
Theo đó, khách du lịch 2 tuổi trở lên chỉ cần tuân theo các quy định khá tối thiểu khi nhập cảnh vào Việt Nam gồm kết quả xét nghiệm âm tính COVID-19 bằng phương pháp xét nghiệm nhanh trong 24 giờ đầu và xét nghiệm PCR 72 giờ trước khi xuất cảnh.
Việt Nam cũng đã nối lại chương trình miễn thị thực cho công dân từ 13 nước, trong đó có Anh, Pháp, Đức, Italy…, đồng thời mở lại trang web thị thực điện tử, cho phép công dân từ 80 quốc gia có thể nộp đơn xin thị thực du lịch 30 ngày.
Điểm cộng lớn từ cơ sở hạ tầng
Không phải ngẫu nhiên khi thời gian gần đây, Việt Nam được truyền thông quốc tế đánh giá là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất. Ngoài các lợi thế về tự nhiên, giới chuyên gia cho rằng yếu tố quan trọng giúp du lịch nước ta nâng tầm vị thế là nhờ đầu tư bài bản, toàn diện, quy mô cho hạ tầng.
Chỉ trong gần một thập kỷ trở lại đây, Việt Nam đã và đang hình thành các quần thể nghỉ dưỡng tích hợp đầy đủ tiện ích theo mô hình “all in one”, biến chuyến đi của du khách trở nên thú vị và đặc biệt hơn.
Không chỉ dừng lại ở việc xây dựng các khu lưu trú chất lượng, các nhà đầu tư lớn như FLC Group, Vingroup, Sun Group… còn hướng đến kết nối nhiều lĩnh vực, tạo nên hệ sinh thái điểm đến như một điểm nhấn khác biệt trong chiến lược cạnh tranh.
Đơn cử như hệ sinh thái du lịch đến từ Tập đoàn FLC, với sự kết hợp của hãng hàng không Bamboo Airways, đóng vai trò kết nối các điểm đến du lịch tiềm năng cùng hệ thống quần thể nghỉ dưỡng FLC Hotels & Resorts và hệ thống sân golf trên khắp cả nước.
Các quần thể nghỉ dưỡng lớn sẽ hút du khách quốc tế đến Việt Nam sau đại dịch (Ảnh; FLC Hạ Long)
Bằng cách tạo ra sự liên kết giữa các dịch vụ khép kín, hệ sinh thái theo mô hình này được đánh giá là vừa cung cấp trải nghiệm trọn gói, dễ dàng thiết lập các chuẩn an toàn sau đại dịch, vừa giúp tối ưu chi phí cho du khách theo các gói dịch vụ theo yêu cầu.
Trong hai năm qua, dù gặp nhiều ảnh hưởng từ đại dịch, các quần thể này vẫn tiếp tục được chủ đầu tư ưu tiên phát triển mở rộng về tiện ích, chất lượng. Trong đó, FLC đã khai trương thêm hai khách sạn 5 sao quy mô lớn tại Bình Định (1 trong 2 nằm trong top những khách sạn có quy mô lớn nhất Việt Nam), và một tổ hợp Trung tâm Hội nghị 2000 chỗ tại Vĩnh Phúc. Doanh nghiệp này cũng chuẩn bị đưa vào vận hành tổ hợp khách sạn 5 sao mới tại Quảng Bình, nhằm bổ sung tiện ích cho quần thể quy mô 2.000 ha tại đây.
Mới đây nhất, FLC, Bamboo Airways đã ký kết với nhiều đối tác quốc tế để góp phần nối lại nhịp cầu du lịch từng vô cùng nhộn nhịp giữa các quốc gia trước khi đại dịch diễn ra. Theo các ký kết này thì dự kiến ngay trong quý 2/2022, Bamboo Airways sẽ triển khai trên 50 chuyến bay đưa khách Hàn Quốc đến các quần thể sân golf của FLC, chưa tính các thị trường quốc tế khác.
FLC liên tục bổ sung hệ thống hạ tầng tiện ích cho các quần thể du lịch khắp đất nước (Ảnh: FLC Quy Nhơn)
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, hệ sinh thái du lịch hoàn thiện như mô hình của FLC được kỳ vọng sẽ thu hút mạnh mẽ du khách quốc tế đến Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt dòng khách chất lượng cao như du khách golf, du khách MICE…, hướng đến mục tiêu 5 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2022.
Xem toàn bộ thư viện
Xem toàn bộ thư viện