Thu hút khách du lịch suốt bốn mùa – bài toán không dễ giải nhưng rất có thể sẽ là động lực để du lịch Việt Nam bứt tốc cả về lượng và chất, sánh ngang hàng với Singapore hay Thái Lan…
Thời vụ trong du lịch là quy luật tương đối phổ biến ở các nước và vùng có hoạt động du lịch như Việt Nam. Đối với thị trường khách trong nước, những tháng cao điểm thường tập trung nhất từ tháng 4 đến tháng 9. Đây cũng là thời gian các điểm đến đông đúc, thậm chí rơi vào tình trạng quá tải. Các tháng còn lại thường vắng vẻ hơn và chủ yếu đón tiếp khách nước ngoài.
Theo nhiều chuyên gia, nếu du lịch Việt Nam thực sự muốn đạt được vị trí cao trong khu vực và thế giới, chúng ta cần tập trung cải thiện dịch vụ du lịch đa dạng thay vì chỉ phụ thuộc vào các hình thức du lịch truyền thống và mùa cao điểm. Việc nghiên cứu cụ thể về các thị trường khách tiềm năng, khai thác các tài nguyên để biến thành sản phẩm du lịch đặc trưng theo mùa cũng là cách để tăng doanh thu và níu chân du khách tiếp tục quay lại.
1 điểm đến, nhiều loại hình du lịch
Nói về thành công trong việc đa dạng hóa loại hình du lịch, hãy nhìn sang Thái Lan. Không chỉ phát triển các loại hình truyền thống, du lịch Thái Lan đầy màu sắc sáng tạo với hàng loạt loại hình du lịch mới như MICE – loại hình du lịch kết hợp tổ chức sự kiện, hội thảo… hay du lịch golf, vốn được mệnh danh là “con gà đẻ trứng vàng”.
Năm 2018, xứ chùa vàng đón tổng 1,2 triệu du khách MICE nước ngoài, đóng góp 5,78 tỉ USD vào GDP và 763,4 triệu USD tiền thuế. Du lịch golf cũng mang về cho nước này 1,2 tỷ USD mỗi năm.
Nhằm tạo sự thuận tiện cho du khách, “hệ sinh thái MICE” của Thái Lan kết nối đầy đủ các trung tâm tổ chức sự kiện lớn, các khách sạn, resort 5 sao tại Bangkok, Pattaya… Cùng với đó, Thái Lan cũng đang sở hữu gần 300 sân golf trên toàn quốc.
Còn ở Việt Nam, hai loại hình du lịch đầy tiềm năng này vẫn còn đang khá mới mẻ và ở giai đoạn “chớm nở” mặc dù hạ tầng du lịch của nước ta trong thời gian qua đã có sự cải thiện đáng kể, với sự vào cuộc của nhiều nhà đầu tư lớn như Sun Group, FLC Group…
Các quần thể FLC thường được tích hợp nhiều tiện ích đồng bộ đáp ứng mọi nhu cầu du lịch
Trong đó, mô hình quần thể nghỉ dưỡng của FLC Group có thể xem là một ví dụ điển hình cho khả năng đa dạng hóa các loại hình du lịch. Một quần thể của doanh nghiệp này thường sở hữu ít nhất một khách sạn 5 sao, một trung tâm hội nghị sức chứa từ 1.000 – 1.500 người và từ một đến nhiều sân golf liên hoàn được đầu tư theo tiêu chuẩn quốc tế. Khách đi hội nghị hay chơi golf có ngay hệ thống khách sạn, khu resort cao cấp để lưu trú. Cùng với đó, hệ thống tiện ích đi kèm như spa, khu nhà hàng, quán bar cũng sẵn sàng để phục vụ cho việc thư giãn và kết nối việc giao lưu, đàm phán…
Do đó trong cùng một điểm đến, FLC Group hoàn toàn có thể khai thác ít nhất 4 loại hình du lịch bao gồm du lịch nghỉ dưỡng, du lịch MICE, du lịch tham quan và du lịch golf.
Sân golf FLC Golf Club Ha Long
Theo thống kê của Tổ chức Du lịch golf thế giới (IAGTO), thế giới hiện có khoảng 60 triệu golfer, họ thường chi tiêu gấp 2 lần so với khách du lịch thông thường. Do vậy, những mô hình quần thể như của FLC Group nếu biết cách khai thác lợi thế và kết nối với các loại hình khác sẽ thu hút nguồn khách quốc tế đều đặn , góp phần giải quyết bài toán mùa vụ mà du lịch Việt đang đối mặt.
Dịch vụ đẳng cấp
Theo báo cáo khảo sát về du lịch ASEAN của tập đoàn tài chính Maybank King Eng, thực tế Việt Nam đang thiếu khách sạn chất lượng, vì có tới 80% số lượng phòng khách sạn ở tiêu chuẩn dưới 3 sao. “Chúng tôi đã tự hỏi tại sao chi tiêu trung bình của khách du lịch ở Việt Nam lại giảm xuống và chúng tôi chỉ có thể nghĩ rằng đã không có đủ dịch vụ chất lượng cao hơn để khách du lịch có thể móc hầu bao,” ông Sadiq Curimmbhoy, Trưởng phòng nghiên cứu khu vực của Maybank King Eng nhận xét.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, không có đủ dịch vụ chất lượng cao cũng là một trong những nguyên nhân khiến điểm đến khó thu hút khách trong mùa thấp điểm.
Trước xu hướng này, các nhà đầu tư cần có sự tính toán để gia tăng sức thu hút cho điểm đến qua những dịch vụ chất lượng, ít ảnh hưởng bởi tính mùa vụ như dịch vụ vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe, cân bằng cảm xúc… Chẳng hạn, khách nghỉ dưỡng vào mùa Đông sẽ không cần lo lắng về việc không được tắm biển nếu đã có bể bơi nước nóng trong nhà. Hoặc việc kết hợp các hoạt động du lịch với hoạt động thương mại dựa trên bản sắc văn hóa của địa phương nhằm thu hút du khách theo những cách hợp lý, nghệ thuật và mang lại hiệu quả cao nhất, để du khách “móc hầu bao” một cách vui vẻ và dễ chịu.
Lễ hội Carnaval Hạ Long 2019 được tổ chức tại FLC Hạ Long
Ngoài các giải pháp quan trọng kể trên, chính quyền và doanh nghiệp cần chung tay trong việc đưa ra các chương trình kích cầu để gia tăng lượng khách trong mùa thấp điểm. Đại diện Bamboo Airways, hãng hàng không của Tập đoàn FLC cho biết, doanh nghiệp này đã liên kết cùng hệ thống quần thể nghỉ dưỡng của FLC cũng như nhiều thương hiệu du lịch hạng sang để đưa ra hàng loạt các combo du lịch – golf – hàng không có mức giá hấp dẫn, được nghiên cứu theo nhu cầu của du khách theo mùa và theo điểm đến. Những combo du lịch này được đánh giá có khả năng tiết kiệm chi phí đến 50% hoặc hơn, so với việc khách sử dụng từng dịch vụ đơn lẻ.
“Thông thường các khách sạn và khu nghỉ dưỡng 5 sao tại Việt Nam có chi phí trung bình từ 3 triệu – 7 triệu đồng hoặc thậm chí lên tới vài chục triệu một đêm. Tuy nhiên, trong mùa thấp điểm, chúng tôi thường xuyên có các gói kích cầu đặc biệt phục vụ cho các nhu cầu nghỉ dưỡng và giải trí đa dạng. Du khách có thể đặt phòng với chi phí tiết kiệm hơn nhiều so với mức niêm yết mà vẫn được tận hưởng kỳ nghỉ trọn vẹn bao gồm bữa sáng và nhiều tiện ích khác. Khách hàng lưu trú dài ngày (3 ngày trở lên) thậm chí có thể được tặng thêm các mức ưu đãi. Chúng tôi cũng chú trọng xây dựng nhiều hoạt động giải trí thú vị, mở rộng hệ thống tiện ích để khách có nhiều trải nghiệm mới. Đây là một trong lý do khách sạn vẫn giữ được công suất trên 90% ngay các mùa thấp điểm”, đại diện hệ thống FLC Hotels & Resorts cho hay.
Xem toàn bộ thư viện
Xem toàn bộ thư viện